Chương trình Shuttle–Mir
Chương trình Shuttle–Mir

Chương trình Shuttle–Mir

Shuttle–Mir (n.đ. 'Tàu con thoi–Trạm vũ trụ Hòa Bình') là chương trình không gian bao gồm 11 sứ mệnh hợp tác giữa Nga và Hoa Kỳ với các hoạt động như tàu con thoi Mỹ ghé thăm Trạm vũ trụ Hòa Bình của Nga, phi hành gia Nga bay trên tàu con thoi Mỹ, và một phi hành gia Mỹ bay trên tàu Soyuz để tham gia vào các chuyến thám hiểm dài ngày trên Trạm Hòa Bình.Dự án, đôi lúc còn gọi là "Phase One", được triển khai nhằm mục đích cho phép Hoa Kỳ học hỏi kinh nghiệm của Nga về các chuyến bay không gian dài hạn, đồng thời thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa hai nước cũng như cơ quan vũ trụ mỗi bên là NASA của Mỹ và Roscosmos của Nga. Shuttle–Mir đã giúp vạch ra phương hướng cho các chương trình hợp tác không gian tiếp theo; cụ thể là Phase Two của dự án chung: xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Chương trình Shuttle–Mir được khởi động vào năm 1993, với sứ mệnh đầu tiên bắt đầu một năm sau đó. Dự án vẫn tiếp tục cho đến khi hoàn thành theo kế hoạch vào năm 1998. Mười một sứ mệnh tàu con thoi, một chuyến bay chung trên Soyuz và lũy tích gần 1.000 ngày trong không gian của các phi hành gia Mỹ đã diễn ra trong suốt bảy chuyến thám hiểm thời gian dài. Ngoài việc phóng tàu con thoi tới Hòa Bình, Hoa Kỳ còn tài trợ và trang bị dụng cụ khoa học đầy đủ cho mô-đun Spektr (được phóng năm 1995) và mô-đun Priroda (được phóng năm 1996), biến chúng thành các mô-đun de facto của Hoa Kỳ trong suốt những năm tồn tại chương trình Shuttle–Mir.[1]Trong quãng thời gian 4 năm diễn ra chương trình, hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực du hành không gian, bao gồm việc đưa phi hành gia người Mỹ đầu tiên phóng cùng tàu vũ trụ Soyuz, phi thuyền lớn nhất từng được chế tạo vào thời điểm đó, và chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng bộ đồ du hành Orlan của Nga.Có nhiều mối lo ngại đã ảnh hưởng đến Shuttle–Mir, đặc biệt là sự an toàn của Trạm Hòa Bình sau một vụ hỏa hoạn và va chạm, các vấn đề tài chính đối với chương trình không gian đang thiếu hụt ngân sách của Nga, và nỗi lo lắng từ các phi hành gia về thái độ của những người quản lý chương trình. Tuy nhiên, các hoạt động phối hợp đã giúp gặt hái một lượng lớn chuyên môn và kỹ thuật phục vụ xây trạm vũ trụ, cũng như đem lại sự hiểu biết về cách thức hợp tác trong một nhiệm vụ không gian chung, cho phép việc xây dựng ISS diễn ra một cách suôn sẻ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chương trình Shuttle–Mir https://web.archive.org/web/20011116160227/http://... https://web.archive.org/web/20230516110009/https:/... https://web.archive.org/web/20110721083656/http://... https://web.archive.org/web/20011116155733/http://... https://web.archive.org/web/20011113225550/http://... https://web.archive.org/web/20041117163319/http://... https://web.archive.org/web/20090907191412/http://... https://web.archive.org/web/20181224003836/https:/... https://web.archive.org/web/20190523041156/https:/... https://web.archive.org/web/20091003032520/http://...